MỘT NGÀY TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO TÂY TẠNG CÙNG MỘT VỊ LAMA 82 TUỔI VỚI VCIL TRAVEL SCHOOL
- VCIL Community
- 15 thg 2
- 3 phút đọc
Ladakh là vùng đất được xem là "tiểu Tây Tạng", lí do là vì sau khi Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng thì rất nhiều người dân từ nơi này đã đến di cư và tị nạn tại đây. Theo đó, họ cũng mang theo những nét đặc trưng về văn hóa và những thực hành của Phật Giáo Tây Tạng đến đây. Hiện nay, có khoảng 40% dân số Ladakh theo Phật Giáo Tây Tạng. Đi khắp nơi, bạn sẽ thấy những chiếc kinh luân to lớn, những tu viện nằm vắt vẻo trên những ngọn núi cao chới với, những chiếc stupa với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Ở trong nhà với người dân, thỉnh thoảng bạn sẽ thấy họ đọc những câu kinh hoặc những câu mantra "Om mani Padme hum".

Khi nhìn thấy những hình ảnh mang đặc trưng của Phật giáo tây tạng đó, hẳn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi mong muốn được giải đáp. Vì vậy, trong chuyến VCIL Travel School Ladakh, chúng mình đã mời vị Lama Gyan Paldan, một vị Lama 82 tuổi người Ladakh, một học giả và tác giả sách với 45 cuốn sách đã được xuất bản, ông cũng đã làm việc với Helena trong nhiều dự án khác nhau. Sư đã xuất gia năm 13 tuổi, từng đến tu học ở Tây Tạng cho đến khi vùng đất này bị xâm chiếm bởi Trung Quốc, từng tu học ở Sri Lanka, nhiều nơi khác ở Ấn Độ. Sư cũng là một nghiên cứu viên tại Học viện Văn hóa của chính phủ trong 20 năm và cũng đã từng là giáo viên giảng dạy ở trường trung học. Với nền tảng tu học và học thuật vững chắc và từng có nhiều kinh nghiệm, Sư đã giúp chúng tôi hiểu rõ hơn những thực hành văn hóa, tâm linh và những thắc mắc của chúng tôi về Phật giáo Tây Tạng.
Sư Gyan Paldan đã dẫn chúng tôi thăm ba tu viện khác nhau ở Ladakh: Thiksey, Stakna và Matho. Các tu viện này lần lượt đại diện cho ba trong tứ phái chính của Phật giáo Tây Tạng ở Ladakh: Gelug, Drugpa và Sakya.
Lama là từ chung để gọi những vị sư đã xuất gia. Trong tiếng Ladakh, Lama có nghĩa là dạy, teaching. Sư cũng đã chia sẻ tổng quan về 2 nhánh lớn của Phật Giáo: Phật giáo bắc tông (Mahayana) và phật giáo nam tông (Theravada). Đặc biệt là quá trình phát triển của Phật giáo và ra đời của Phật Giáo Tây Tạng từ thế kể thứ 7 - 8 ở Tây Tạng.
Sư có chia sẻ với chúng tôi lí do tại sao nhiều tu viện lại nằm cheo leo, vắt vẻo trên những ngọn núi cao như vậy. Người Ladakh gọi những tu viện là Gonpa, trong khi đó tiếng Anh thì được gọi là monastery, là cách gọi của nhà truyền giáo đạo Kito. Với những vị sư, họ cần một nơi tránh xa dân chúng, để họ có thể chuyên tâm tu tập, cũng như tránh xa những sự ảnh hưởng hay tác động của những người dân, vì vậy họ phải chọn ở những nơi xa xôi, hẻo lánh để tu tập. Trong một gonpa, sẽ có rất nhiều tu sĩ Phật giáo cùng nhau tu học và thực tập với nhau.

Với những vị lama sẽ phải giữ 253 giới và các vị lama bắt buộc phải ghi nhớ chúng, những điều đã được ghi lại trong kinh sách. Tuy nhiên, sư có nhấn mạnh, tất cả các giới đó đều đến từ 4 giới trọng: không giết chóc (not to kill), không trộm cắp (not to steal), liên hệ với nữ giới (not to misconduct sexual) và nói dối (not to lie). Và sư cũng nhắc nhở chúng mình nếu không phải là nhà sư, thì cũng nên tập trung thực hành 4 giới trọng này một cách nghiêm túc, để gieo những nhân tốt lành để nhận những quả hạnh phúc, an lạc về sau.
Bên cạnh đó, sư cũng chia sẻ về những tấm Thanka, Tantra, Wheel of Life, 3 vị Phật: Phật quá khứ (A Di Đà), Phật hiện tại (Phật Thích Ca) và Phật Tương lao (Phật Di Lặc) và những câu chuyện về các bức tranh trên tường trong các tu viện, hay những mantra được viết trong những chiếc kinh luân xung quanh các tu viện.
Chúng mình cũng dành thời gian để hỏi đáp với vị lama về những thắc mắc về Phật giáo và những câu hỏi liên quan đến Phật giáo Tây Tạng. Có bạn còn nghiêm túc về việc tìm hiểu cách để đến một trong những tu viện đã tham quan để tu học trong 6 tháng.
Comments